Mục lục
Bản đồ thế giới được phân chia thành 6 châu lục, gồm: Châu Á, Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Phi, Châu Đại Dương và Châu Nam Cực. Trên mỗi châu lục lại phân chia thành nhiều khu vực khác nhau với mối quan hệ hợp tác hữu nghị về kinh tế, chính trị, văn hoá. Dưới đây Kênh thời tiết sẽ tổng hợp đầy đủ về bản đồ thế giới bằng Tiếng Việt một cách chi tiết, hi vọng các bạn có thêm những thông tin cần thiết.
Giới thiệu về bản đồ thế giới năm 2024
Bản đồ thế giới hay còn được gọi với tên gọi khác là bản đồ Trái Đất. Là bản vẽ được “thu nhỏ” theo tỷ lệ nhất định và được dùng để diễn giải toàn bộ bề mặt trên trái đất, những địa điểm, không gian và hiển thị liên quan trực tiếp đến các vị trí xung quanh khu vực.
Diện tích bề mặt Trái đất là 510.072.000 km2, trong đó có 70,8% bề mặt (361.132.000 km2) là nước và 29,2% bề mặt (148.940.000 km2) là đất liền. Vì Trái Đất có hình cầu quay quanh trục và quay quanh mặt trời nên khi thể hiện trên bản đồ sẽ được diễn giải dạng bề ngang để thuận tiện hơn cho việc tìm kiếm và theo dõi.
Nhìn trên bản đồ thế giới mới nhất, Trái Đất được chia thành 6 Châu lục gồm: Châu Á, Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Phi, Châu Đại Dương (hay còn được gọi là Châu Úc) và Châu Nam Cực. Trong đó, châu Nam Cực là châu lục lạnh nhất trên thế giới, băng tuyết phủ trắng quanh năm. Ngoài một số nhà khoa học đến đây để nghiên cứu thì hầu như nơi đây không có bóng dáng con người.
Bản đồ châu Á
Châu Á có diện tích 44.579.000 km2 và là châu lục có diện tích lớn nhất thế giới, chiếm 80% diện tích đại lục. Đây cũng là lục địa đông dân nhất với 4.560.667.108 người (cập nhật năm 2018).
- Châu Á chia làm 6 khu vực gồm: Bắc Á, Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á, Tây Á và Trung Á.
- Bắc Á: Liên bang Nga.
- Đông Á: Gồm các quốc gia: Mông Cổ, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
- Đông Nam Á: Gồm các quốc gia: Brunei, Đông Timor, Campuchia, Indonesia, Lào, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan, Việt Nam.
- Nam Á: Các quốc gia thuộc khu vực này gồm Afghanistan, Ấn Độ, Bangladesh, Nepal, Maldives, Pakistan, Bhutan, Sri Lanka.
- Tây Á: Gồm các quốc gia: Thổ Nhĩ Kỳ, Armenia, Azerbaijan, Iraq, Iran, Síp, Gruzia, Syria, Israel, Jordan, Kuwait, Palestine, Liban, Oman, Bahrain, Qatar, Ả Rập Xê Út, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và Yemen.
- Trung Á: Các quốc gia thuộc khu vực này gồm: Kazakhstan, Tajikistan, Turkmenistan, Kyrgyzstan, Uzbekistan.
>>>Bài viết liên quan: Châu Á có bao nhiêu đới khí hậu? Việt Nam nằm trong đới khí hậu nào?
Bản đồ thế giới – châu Âu
Châu Âu có diện tích tương đối nhỏ, chỉ 10.180.000 km2, bao gồm 50 quốc gia và nằm ở phía Tây của lục địa Á – Âu. Tuy nhiên châu Âu lại là lục địa phát triển kinh tế bậc nhất thế giới với Liên minh châu Âu EU.
- Châu Âu được chia thành 4 khu vực gôm Bắc Âu, Đông Âu, Nam Âu và Tây – Trung Âu.
- Bắc Âu: Gồm các quốc gia Anh, Đan Mạch, Iceland, Ireland, Latvia, Lithuania, phần Lan, Estonia, Na Uy, Thụy Điển
- Đông Âu: Các quốc gia thuộc khu vực Đông Âu gồm Ba Lan, Belarus, Cộng hòa Séc, Moldova, Romania, Nga, Bulgaria, Hungary, Slovakia, Ukraine
- Nam Âu: Bồ Đào Nha, Andorra, Bosnia, Herzegovina, Hy Lạp, Macedonia, Montenegro, Serbia, Tây Ban, Nha, Ý, Albania, Croatia, Malta, San Mariano, Slovenia và Thành Vatican
- Tây Âu và Trung Âu: Gồm các quốc gia: Áo, Đức, Bỉ, Hà Lan, Liechtenstein, Thụy Sĩ, Monaco, Luxembourg và Pháp.
Bản đồ các quốc gia châu Mỹ
Châu Mỹ là châu lục kéo dài cả ở bán cầu Bắc và bán cầu Nam với tổng diện tích 42.549.000 km². Với diện tích trên, châu Mỹ là châu lục lớn thứ 2 thế giới sau châu Á. Có thể gọi châu Mỹ là tân lục địa bởi nó là châu lục được phát hiện sau cùng vào năm 1942 bởi Colombo. Lục địa này được chia thành 2 miền gồm Bắc Mỹ và Nam Mỹ.
Khu vực Bắc Mỹ với diện tích 24.709.000 km2, bao gồm 23 quốc gia có chủ quyền, dẫn đầu là Mỹ, nơi có nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Nam Mỹ có diện tích 17.840.000 km2, gồm 12 quốc gia. Khu vực này được bao phủ bởi những khu rừng lớn, rừng nhiệt đới Amazon chiếm 30% tổng diện Nam Mỹ.
Châu Mỹ hiện được chia thành 3 khu vực:
- Khu vực Bắc Mỹ: Gồm Hoa Kỳ, Mexico, Canada, Đảo Greenland thuộc Vương quốc Đan Mạch.
- Khu vực Nam Mỹ: Gồm các quốc gia: Chile, Guyane, Argentina, Bolivia, Surinam, Brasil, Ecuador, Falkland, Guyana, Paraguay, Perú, Colombia, Bolívar Venezuela và Uruguay.
- Khu vực Trung Mỹ: Khu vực này gồm các quốc gia Belize, Nicaragua, El Salvador Guatemala, Honduras, Costa Rica và Panamá.
Châu Phi trên bản đồ thế giới
Châu Phi có diện tích 29.661.703 km² và lớn thứ 3 thế giới đứng sau châu Á và Châu Mỹ, bao gồm 55 quốc gia. Đây là châu lục nóng nhất trên thế giới và sở hữu sa mạc lớn Sahara, chiếm 25% tổng diện tích của châu Phi.
Châu Phi được chia thành 5 khu vực gồm:
- Khu vực Bắc Phi: Với các quốc gia là Sudan, Ai Cập, Maroc, Algeria Libya, Tây Sahara Tunisia
- Khu vực Đông Phi: Gồm Burundi, Réunion (Pháp), Zambia, Comoros, Djibouti, Seychelles, Eritrea, Ethiopia, Kenya, Mauritius, Madagascar, Malawi, Mozambique, Rwanda, Somalia, Nam Sudan, Tanzania, Uganda và Zimbabwe.
- Khu vực Nam Phi: Các quốc gia thuộc khu vực này gồm Cộng hoà Nam Phi, Botswana, Lesotho, Namibia, Swaziland.
- Khu vực Tây Phi: Bờ Biển Ngà, Bénin, Guinea-Bissau, Burkina Faso, Cape Verde, Mauritania, Ghana, Gambia, Guinea, Liberia, Mali, Nigeria, Niger, Senegal, Saint Helena, Sierra Leone và Togo.
- Khu vực Trung Phi: Gồm Cộng hòa dân chủ Congo, Angola, Cameroon, Cộng hòa Congo, Cộng hòa Trung Phi, Guinea Xích đạo, Gabon, São Tomé và Príncipe và Chad.
Bản đồ thế giới – châu Đại Dương
Châu Đại Dương trải trên Đông Bán cầu và Tây Bán cầu, có diện tích là 8.525.989 km² và dân số 41.570.842 người (cập nhật 2018). Châu Đại Dương là lục địa có diện tích nhỏ nhất về đất liền và nhỏ thứ nhì về dân số chỉ sau châu Nam Cực.
Các quốc gia thuộc châu Đại Dương bao gồm: Australia, New Zealand, Quần đảo Marshall, Quần đảo Solomon, Palau, Liên bang Micronesia, Kiribati, Fiji, Papua New Guinea, Tonga, Vanuatu, Tuvalu, Nauru và Samoa (Tây Samoa).
Châu Nam Cực trên bản đồ thế giới
Châu Nam Cực là lục địa nằm xa về phía nam và phía tây nhất trên Trái Đất, chứa Cực Nam địa lý và nằm trong Vùng Nam Cực của Nam Bán cầu, gần như hoàn toàn ở phía nam Vòng Nam Cực và được Nam Đại Dương bao quanh. Châu Nam Cực có diện tích 14.200.000 km2, là lục địa lớn thứ năm trên Trái Đất. Đây là châu lục lạnh nhất trên thế giới, băng tuyết phủ trắng quanh năm. Ngoài một số nhà khoa học đến đây để nghiên cứu thì hầu như nơi đây không có bóng dáng con người.
Trong bài viết trên, Kênh thời tiết đã cung cấp đến bạn thông tin và hình ảnh chi tiết, về bản đồ thế giới, bản đồ các châu lục. Hy vọng những thông tin trên có thể hỗ trợ bạn cho những mục đích cần thiết. Đừng quên theo dõi các bài viết tiếp theo của chúng tôi trên website để cập nhật những thông tin bổ ích mỗi ngày nhé.
>>>Xem thêm: Thời tiết Hải Châu – Đà Nẵng