Mục lục
Khi nhắc đến cảnh đẹp thiên nhiên hùng vĩ, tráng lệ thì ta không thể nào không nhắc đến các khu rừng nhiệt đới Việt Nam. Vẻ đẹp của rừng cây nhiệt đới đầy sự huyền bí mà bất kì người nào dù chưa đến hay đã đến đều mang lại cảm giác tò mò và muốn khám phá chúng. Thông qua bài viết dưới đây của trang dự báo thời tiết, các bạn sẽ được cung cấp thêm nhiều thông tin để hiểu rõ hơn rừng nhiệt đới nhé!
Rừng cây nhiệt đới là gì?
Rừng nhiệt đới hay còn gọi là rừng mưa nhiệt đới thuộc hệ sinh thái theo kiểu xuất hiện thường xuyên tại vĩ độ 28 độ Nam hay Bắc của đường xích đạo (bên trong khu vực xích đạo giữa chí tuyến nam và chí tuyến bắc). Ở hệ sinh thái này có nhiệt độ trung bình khá cao và lượng mưa đáng kể. Theo nghiên cứu, chúng có thể được tìm thấy ở châu Á, Trung Mỹ, Nam Mỹ, châu Phi và nhiều hòn đảo ở Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương và vùng Caribe.
Theo Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên đã phân loại bảng quần xã sinh vật, rừng cây nhiệt đới được xếp vào dạng rừng ẩm ướt nhiệt đới hay rừng lá rộng ẩm ướt nhiệt đới và cũng có thể là rừng thường xanh đồng bằng tại xích đạo.
Đặc điểm rừng cây nhiệt đới
Nhiệt đô và lượng mưa
Nhiệt độ hàng tháng ở nơi này đều vượt quá 18 ° C (64 ° F) trong cả năm nên được ví bằng hai chữ “nóng và ẩm”. Lượng mưa trung bình hàng năm không thấp hơn 168 cm ( 66 inch ) và có thể vượt hơn lên đến 1000 cm (390 inch). Vì lượng mưa cao như thế này sẽ làm mất chất dinh dưỡng của đất do các chất dinh dưỡng dễ tan thường bị rửa trôi đi.
Hệ thực vật và động vật
Rừng cây nhiệt đới rất đa dạng về sinhh học, khoảng 40% – 75% các loài sinh vật đều là bản địa. Rừng nhiệt đới còn là nhà của một nửa các loài thực vật và các sinh vật sống. Trong các rừng mưa, hai phần ba trong tất cả các loài thực vật có hoa có thể dễ dàng được tìm thấy.
Mỗi loại thực vật đều đem đến cho con người đa dạng tính hữu ích khác nhau, vừa dùng để làm thuốc, vừa để lấy nhựa và mủ. Trong số các loài thực vật chính được tìm thấy nhiều trong rừng như là hoa lan, cây bìm bịp, dây leo,…
Về động vật, có rất nhiều loài độc đáo và đặc hữu là một phần của quần xã sinh vật trong hệ thống sinh thái. Chúng ta có một lượng lớn hệ động vật phong phú do nguồn thức ăn dồi dào. Các loại côn trùng chúng ta hay thấy ở rừng nhiệt đới Việt Nam như ruồi, kiến, bướm, côn trùng dính và nhiều loại khác … Ngoài ra, còn có những động vật lớn hơn như cá sấu, khỉ, báo đốm, dơi, hổ, các loài rắn, số lượng lớn ếch, …
>> Link xem thêm: Đặc điểm của khí hậu nước ta – nước ta nằm trong đới khí hậu nào?
Rừng nhiệt đới Việt Nam là gì?
Rừng rậm nhiệt đới Việt Nam hay còn gọi là rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới Việt Nam (rừng này chủ yếu là cây thường xanh, chúng thường sẽ mang lá xanh quanh năm). Đây là kiểu rừng có diện tích lớn, nằm trong vành đai nhiệt đới, phân bố trải rộng khắp Việt Nam và thường phân bố ở độ cao khoảng 700 m (miền Bắc) đến 1000m (miền Nam) trở xuống.
Đặc điểm rừng rậm nhiệt đới của Việt Nam
Tổng quan về rừng
Nhiệt độ trung bình hàng năm dao động khoảng 20 – 25 ° C, nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất là 15 – 20 ° C. Mùa mưa ẩm và mùa khô được phân biệt rõ ràng, mùa khô kéo dài 3 tháng, độ ẩm trung bình khoảng 85%, lượng mưa hàng năm 1.200 – 3.000 mm. Vì đất rừng có quá trình ferralit mạnh, thường là đất ferralit đỏ vàng phát triển trên nhiều loại đá mẹ như Ba dan, Gnai, An đê dit … Nhìn chung, tầng đất sâu đầy, không tầng đá ong chặt.
Cấu trúc của rừng gồm 3 – 5 tầng, thực vật ở đây phần lớn là các loài cây nhiệt đới, không có chồi ngủ đông, một số loài thân mang hoa quả, đầu lá thường có mũi lồi, lá cây nhẵn bóng.
Top 3 khu rừng nhiệt đới nổi tiếng tại Việt Nam
Rừng Cúc Phương
Nhắc đến rừng Cúc Phương chắc hẳn sẽ quen thuộc với người dân miền trung vì đây là vườn quốc gia đầu tiên ở Việt Nam, rừng nằm ở địa phận tỉnh Ninh Bình, cách Hà Nội hơn 120 km.
Cúc Phương là một địa điểm du lịch nổi tiếng được hình thành khá là sớm vì thế du khách có cơ hội chiêm ngưỡng những cây cổ thụ đã tồn tại hàng trăm năm. Bên cạnh đó, nhiều loại động, thực vật quý hiếm trong Sách đỏ, cùng với sự khám phá những khảo cổ lịch sử của con người thời tiền sử được phát hiện xung quanh rừng.
Rừng U Minh
Rừng U Minh được con sông Trèm chia ra thành 2 vùng là U Minh Hạ (thuộc tỉnh Cà Mau) và U Minh Thượng (thuộc tỉnh Kiên Giang). Cả 2 đều được coi là lá phổi xanh của đồng bằng sông Cửu Long, là môi trường sinh sống của 252 loài thực vật, 185 loài chim, 24 loài thú và nhiều loài trong Sách đỏ.
Khi đặt chân đến đây, bạn sẽ được trải nghiệm những kênh rạch dài, ngắm nhìn cảnh đẹp hút hồn khi đi giữa ngút ngàn lau sậy, len lỏi vào những rừng tràm bạt ngàn và đôi khi bắt gặp vài nhành hoa sim tím mộng mơ.
Rừng Yok Đôn
Có thể nói, Yok Đôn được coi là vườn quốc gia có diện tích lớn nhất Việt Nam với tổng diện tích 115.545 ha, trên địa bàn của 2 tỉnh Đăk Lăk, Đăk Nông. Rừng nguyên sinh chiếm trên 90% diện tích toàn vườn là môi trường sống lý tưởng cho 67 loài thú, 196 loài chim, khoảng 100 loài côn trùng sinh sống. Đến với Yok Đôn, khách du lịch có thể cưỡi voi đi dạo giữa những cánh rừng đại ngàn hay là dòng sông Sêrêpôk.
Bài viết trên đây đã tổng hợp các thông tin về rừng nhiệt đới, rừng nhiệt đới Việt Nam. Xem thêm các thông tin khác tại website kenhthoitiet.edu.vn.