Đặc điểm của khí hậu nước ta – nước ta nằm trong đới khí hậu nào?

Đặc điểm của khí hậu nước ta là gì? Đây là câu hỏi thường gặp của rất nhiều bạn trẻ Việt Nam. Là đất nước được mẹ thiên nhiên ban tặng rất nhiều cảnh đẹp thiên nhiên hùng vĩ. Trải dài từ Bắc đến Nam, chúng ta có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp kì bí và đa dạng ở bất kỳ mọi nơi. Chúng tất nhiên là một phần tạo nên một đất nước trong lòng bạn bè quốc tế. Để hiểu hơn về Việt Nam, hãy cùng Dự báo thời tiết Việt Nam khám phá những đặc điểm khí hậu của đất nước chúng ta một cách chi tiết và cụ thể hơn nhé. Bắt đầu nào!

Vị trí địa lý của Việt Nam 

Việt Nam là một quốc gia nằm rìa phía đông của bán đảo Đông Dương, có vị trí thuận lợi là trung tâm khu vực Đông Nam Á. Ven biển Thái Bình Dương. Diện tích lãnh thổ Việt Nam là 331,212 km2 có đường bờ biển dài đến 3.260 km không kể các đảo.

Vị trí địa lý của Việt Nam
Vị trí địa lý của Việt Nam

Nước ta nằm trong đới khí hậu nào?

Việt Nam là đất nước nằm trong đới khí hậu nhiệt đới có gió mùa hoạt động quanh năm. Vì thế, Việt Nam thuộc vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nên đặc điểm của khí hậu nước ta là khá thuận lợi và phong phú. Lãnh thổ Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới, hơn nữa có phần lãnh thổ nằm ở rìa phía đông nam của phần lục địa châu Á, giáp với biển Đông nên chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa mậu dịch.

Đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa là mưa tập trung theo mùa và gió mùa. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, có gió mùa hạ thổi. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4, gió mùa là gió mùa đông lạnh khô. Nhiệt độ trung bình năm dao động trên 20 độ C với thời tiết diễn biến rất thất thường, đặc biệt là trong tình hình biến đổi khí hậu.

Đặc điểm của khí hậu nước ta 

Đặc điểm của khí hậu nước ta là chịu tác động trực tiếp của lục địa Trung Hoa và biển Đông. Vì vậy, phía Bắc mang khí hậu lục địa bởi sự ảnh hưởng của lục địa Trung Hóa. Còn biển Đông có tác động lớn đến tính chất ẩm cho đất liền. Nhờ sự kết hợp của 2 yếu tố khí hậu này mà đặc điểm của khí hậu nước ta cũng có những yếu tố chung như sau:

Đặc điểm của khí hậu nước ta
Đặc điểm của khí hậu nước ta

Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa không đồng nhất trên phạm vi toàn lãnh thổ Việt Nam mà hình thành các vùng khí hậu khác nhau từ Bắc vào Nam. Vùng khí hậu khác nhau nên nước ta có sự thay đổi theo mùa, từ Bắc vào Nam, từ Đông sang Tây. Nhiệt độ trung bình của lãnh thổ Việt Nam thấp hơn so với các nước cùng vĩ độ thuộc Châu Á bởi sự ảnh hưởng của gió mùa đông bắc.

Miền khí hậu phía Bắc

Đối với những đặc điểm của khí hậu nước ta thì khí hậu miền bắc bao gồm phần lãnh thổ phía Bắc dãy Hoàng Liên Sơn, có khí hậu cận nhiệt đới ẩm. Khí hậu miền bắc nước ta có đặc điểm là sự mất ổn định với thời gian bắt đầu- kết thúc các mùa và về nhiệt độ. Vùng Đông Bắc bao gồm đồng bằng Bắc Bộ kết hợp vùng đồi tả ngạn sông Hồng chịu ảnh hưởng trực tiếp của khí hậu gió mùa ẩm, cũng là vùng chịu ảnh hưởng của bão nhiệt đới về mùa hè nhưng ít chịu ảnh hưởng của gió Lào.

Vùng Tây Bắc Bộ bao gồm vùng núi từ hữu ngạn sông Hồng kéo dài đến dãy núi Hoành Sơn. Do được dãy Hoàng Liên Sơn cao chắn gió nên nền khí hậu của Tây Bắc ấm hơn vùng Đông Bắc. Tại miền núi, hướng phơi của sườn núi đóng vai trò quan trọng trong chế độ nhiệt và ẩm, sườn đón gió sẽ tiếp nhận lượng mưa lớn ngược lại với sườn tây tạo điều kiện đón gió “phơn” được hình thành khi khối khí thổi xuống thung lũng.

Miền khí hậu Trường Sơn  

Miền này bao gồm lãnh thổ phía Đông dãy Trường Sơn kết hợp kéo dài từ phía Nam dãy núi Hoành Sơn tới Mũi Dinh. Vùng lãnh thổ này mang đậm tính chất của kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa. Đặc điểm của khí hậu nước ta ở miền khí hậu này là mùa mưa và mùa khô không cùng lúc với mùa mưa và mùa khô của 2 miền khí hậu phía Bắc và Nam. Đây là miền khí hậu mang tính chất đặc biệt trong các đặc điểm của khí hậu nước ta.

Mùa hè, khi cả nước có lượng mưa lớn nhất thì ngược lại miền khí hậu này lại đang ở thời kỳ khô nhất. Vùng phía bắc của Đèo Hải Vân có mùa đông ít mưa hơn miền Bắc và mùa hè sẽ chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của gió Lào khô và nóng. Mùa đông vẫn chịu ảnh hưởng thời tiết lạnh do có gió mùa đông bắc thổi đến và kèm theo mưa nhiều.

Miền khí hậu Trường Sơn
Miền khí hậu Trường Sơn

Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ từ Đà Nẵng trải dài tới Bình Thuận có nền nhiệt cao hơn và thỉnh thoảng cũng chịu ảnh hưởng các đợt lạnh mùa đông nhưng trong khoảng thời gian không dài.  Vì có sự ảnh hưởng của gió Tây nên khí hậu Đà Nẵng đến Bình Thuận có mùa khô sâu sắc hơn hai miền khí hậu còn lại.

Miền khí hậu phía Nam 

Gồm lãnh thổ thuộc Tây Nguyên kết hợp với Nam Bộ. Miền này có chịu ảnh hưởng của kiểu khí hậu nhiệt đới xa van với 2 mùa rõ rệt là mùa khô và mùa mưa. Nhiệt độ của miền khí hậu này cao quanh năm, biên độ nhiệt nhỏ hơn đáng kể so với khu vực phía  Bắc Bạch Mã. Vùng có mùa khô kéo dài và đặc biệt sâu sắc, khí hậu có ít sự biến động.

Vùng khí hậu biển Đông

Vùng biển Đông mang đặc tính của nhiệt đới Hải Dương tương đối thống nhất thuộc đặc điểm của khí hậu nước ta. Nơi đây thường có những dãy lốc xoáy đi từ vùng biển Thái Bình Dương vào, tạo thành những cơn bão lớn hằng năm gây ra ở Việt Nam

Đặc điểm khí hậu ảnh hưởng đến tài nguyên thiên nhiên phong phú 

Tài nguyên đất 

Việt Nam sở hữu hơn 39 triệu ha đất tự nhiên. Vị trí địa lý và địa hình làm cho thổ nhưỡng của Việt Nam có tính chất đặc trưng của kiểu khí hậu nhiệt đới ẩm. Đồng thời, cũng rất đa dạng và phân hóa rõ rệt từ vùng đồng bằng lên núi cao, từ Bắc vào Nam và cả từ Ðông sang Tây. 

Tài nguyên đất nước ta
Tài nguyên đất nước ta rất đa dạng
  • Cồn cát và cát ven biển.
  • Đất phèn, đất mặn, đất phù sa.
  • Đất lầy và than bùn, đất xám bạc màu, đất đỏ và xám nâu, đất đen, đất đỏ vàng, đất mùn vàng đỏ
  • Đất mùn, đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ, đất xói mòn trơ sỏi đá
  • Các loại đất khác.

Tài nguyên nước

Tài nguyên nước của Việt Nam tương đối phong phú nhờ vào đặc điểm của khí hậu nước ta, chiếm khoảng 2% tổng dòng chảy của các con sông trên toàn thế giới. Tỷ trọng nước bên ngoài chảy vào các con sông của Việt Nam tương đối lớn, chiếm tới 60% so với tổng lượng nước sông, riêng đối với sông Cửu Long chiếm lên đến 90%. 

Việt Nam nổi tiếng với mạng lưới sông ngòi cực kì dày đặc trải dài từ Bắc vô Nam với khoảng 2.345 con sông có chiều dài trên 10 km. Ước tính rằng cứ đi dọc bờ biển 20km lại gặp một cửa sông. Tổng lượng dòng chảy của tất cả các con sông chảy qua Việt Nam là 853 km3, trong đó tổng lượng dòng chảy phát sinh trên nước ta chỉ chiếm có 317 km3.  Nước ta có trữ lượng nước ngầm cũng vô cùng phong phú, khoảng 130 triệu m3/ngày, đáp ứng được khoảng 60% nhu cầu nước ngọt của toàn quốc gia.

Tài nguyên rừng

Đặc điểm của khí hậu nước ta được hình thành tạo nên 3/4 diện tích quốc gia là thuộc đồi núi và độ che phủ bởi rừng chiếm hơn 30% diện tích. Độ che phủ của rừng Việt Nam rất cao giúp giảm dòng chảy của lũ quét sau các đợt mưa,, điều hoà các dòng chảy cho mùa mưa và mùa khô. Rừng Việt Nam được coi là kho tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá. Bởi vậy, ông cha ta đã có câu “rừng vàng biển bạc” để chỉ những tài nguyên rừng phong phú như:

  • 8000 loài thực vật bậc cao.
  • 800 loài rêu và 600 loài nấm.
  • 275 loài thú.
  • Việt Nam có sở hữu 2 loài móng guốc lớn là loài Sao la và Mang lớn càng chứng tỏ sự phong phú và đa dạng của tài nguyên rừng nước ta.
  • 820 loài chim.
  • 180 loài bò sát.
  • Việt Nam có hơn 100 khu bảo tồn thiên nhiên trải dài từ Bắc vào Nam

Tài nguyên biển 

  • Việt Nam có đường bờ biển dài 3260 km, rộng tới 226000 km2. 
  • Biển Việt Nam bao gồm có 2.028 loài cá biển, trong đó có 102 loài giá trị kinh tế cao, 650 các loại rong biển, 300 các loài cua, 90 các loài tôm, 350 các loài san hô và 300 các loài thân mềm,…
  • Nhờ vào đặc điểm của khí hậu nước ta thuận lợi nên Biển Việt Nam có trữ lượng cá dồi dào khoảng 3,6 triệu tấn, tầng trên mặt biển có trữ lượng khoảng 1,9 triệu tấn. Còn tầng đáy có trữ lượng là 1,7 triệu tấn.
  • Có 40.000 ha san hô ven bờ. 250.000 ha rừng ngập mặn ven biển.
  • Có 3 khu sinh quyển tầm thế giới là: vườn quốc gia Xuân Thủy ( Nam Định), rừng Sác Cần Giờ ( TP. Hồ Chí Minh) và vườn quốc gia Cát Bà tại Hải Phòng.. 

Tài nguyên sinh vật 

  • Hệ thực vật: Việt Nam có nhiều loài thực vật vô cùng quý hiếm như: gỗ đỏ, gụ mật, Hoàng Liên chân gà, hoàng đàn, cẩm lai, pơ mu…
  • Hệ động vật:bao gồm 80 loài thú, 100 loài chim, 7 loài linh trưởng. Một số loài quý hiếm được phát hiện tại như: tê giác, bò rừng, bò tót, trâu rừng, sao la, mang lớn, voọc đầu trắng, sếu cổ trụi, mang Trường Sơn, bò sừng xoắn, gà Lam đuôi trắng…
  • Tài nguyên khoáng sản: phát hiện có hơn 5000 mỏ và điểm quặng, có tới 60 loại khoáng sản khác nhau như: Than trữ lượng có khoảng 3,5 tỷ tấn, quặng boxit trữ lượng vài tỉ tấn, thiếctrữ lượng 129.000 tấn. Hay sắt phân bố ở phía bắc Thái Nguyên, Cao Bằng, Hà Giang với trữ lượng lên đến khoảng gần 1 tỉ tấn. Quặng apatit trữ lượng trên 1 tỷ tấn, đồng: trữ lượng khoảng 600 ngàn tấn, Crom: trữ lượng khoảng 10 triệu tấn, vàng: phân bố nhiều ở khu vực Bồng Miêu, Bắc Lạng trữ lượng có khoảng 100 tấn. Ðá quý bao gồm có Granat, Rubi, Saphia… Dầu mỏ có nhiều trong các khu vực trầm tích ở đồng bằng ven biển và thềm lục địa, nhờ vào vị trí địa lý thuận lợi là trung tâm của khu vực Đông Nam á và đặc điểm của khí hậu nước ta thuận lợi hơn.

Tài nguyên về du lịch 

Tài nguyên du lịch không thể không nhắc tới Việt Nam với nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử. Địa hình Việt Nam có đủ núi, rừng, sông, biển, đồng bằng và có cả cao nguyên tạo nên nhiều cảnh quan khác nhau, xuất phát từ các đặc điểm của khí hậu nước ta thuận lợi.

Tài nguyên du lịch
Nước ta rất có tiềm lực về tài nguyên du lịch
  • Cảnh đẹp về núi non có thể kể tới như: Sa Pa (thuộc Lào Cai), Tam Đảo (thuộc Vĩnh Phúc), Đà Lạt (thuộc Lâm Đồng), núi Bà Đen (thuộc Tây Ninh)…Có các động, hồ, vịnh đẹp như: Phong Nha – Kẻ Bàng (thuộc Quảng Bình)…; thác Bản Giốc (thuộc Cao Bằng), hồ Ba Bể (thuộc Bắc Kạn) và đặc biệt là vịnh Hạ Long (thuộc Quảng Ninh, nơi đã hai lần được UNESCO công nhận di sản của thế giới).
  • Có những đặc điểm của khí hậu nước ta phong phú hình thành các hòn đảo thu hút khách du lịch khắp nơi như Côn Đảo (thuộc Bà Rịa – Vũng Tàu), Phú Quốc (thuộc Kiên Giang)…Các bãi biển đẹp như Trà Cổ, Bãi Cháy (thuộc Quảng Ninh), Cửa Lò (thuộc Nghệ An), Lăng Cô (thuộc Thừa Thiên Huế), Non Nước (thuộc Đà Nẵng), Nha Trang (thuộc Khánh Hòa),…
  • Có hơn 7000 di tích lịch sử như: Đền Hùng, Cổ Loa, Văn Miếu Quốc Tử Giám,… Trong đó có cố đô Huế, phố cổ Hội An và khu đền tháp Mỹ Sơn được UNESCO công nhận Di sản Văn hoá Thế giới. Nguồn suối nước khoáng bắt nguồn từ thiên nhiên như suối khoáng Quang Hanh (thuộc Quảng Ninh), suối khoáng Hội Vân (thuộc Bình Định), suối khoáng Dục Mỹ (thuộc Nha Trang), suối khoáng Vĩnh Hảo (thuộc Bình Thuận), suối khoáng Kim Bôi (thuộc Hoà Bình)…

Trên đây là thông tin về đặc điểm của khí hậu nước ta cũng như các kiến thức liên quan đến nó. Cảm ơn quý bạn đọc đã đón xem bài viết này của kenhthoitiet.edu.vn.

error: