Mục lục
Lũ lụt là gì? Vấn nạn khai thác rừng bừa bãi cùng với tình trạng ô nhiễm môi trường càng trở nên nghiêm trọng hơn. Liệu đây là một hiện tượng tự nhiên của Trái Đất hay do tác động từ con người? Nguyên nhân gây ra lũ lụt? Cách khắc phục lũ lụt hiệu quả? Hãy cùng Dự báo thời tiết tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
Lũ lụt là gì?
Bạn có thật sự hiểu về khái niệm lũ lụt là gì? Thực chất lũ lụt là một danh từ ghép, tạo bởi hai từ đơn chỉ hai hiện tượng hoàn toàn khác biệt đó là lũ và lụt.
– Lũ: là hiện tượng ngập lụt, nước chảy rất xiết với tốc độ cao. Với sức tàn phá của lũ có khả năng gây ra thiệt hại nhà cửa, tài sản và vật nuôi, thậm chí là đe doạ tính mạng của con người. Lũ thường chủ yếu xảy ra có vùng núi có địa hình dốc cao, dòng nước lũ chảy xuống với tốc độ rất nhanh.
– Lụt: là hiện tượng ngập úng nước trong một khoảng thời gian do chưa kịp thoát nước. Lụt thường xảy ra ở vùng đồng bằng, trũng thấp.
Như vậy, lũ lụt là gì? Là hiện tượng nước mực nước chảy trên sông, hồ quá lớn gây tràn vào bờ, ngập úng các vùng đất đã được bảo vệ.
Nguyên nhân gây ra lũ lụt
Lũ lụt được hình thành bởi rất nhiều nguyên nhân. Thường phổ biến nhất là do lượng mưa lớn. Tại các vùng ven biển có thể ngập lụt do các hiện tượng như sóng thần, triều cường,…Sau khi hiểu được lũ lụt là gì thì dưới đây là các nguyên nhân chính gây nên lũ lụt
Mưa to kéo dài
Mưa to với cường độ kéo dài trong nhiều ngày sẽ làm tăng thể tích nước trong các bể chứa, tràn bờ các sông, suối khi không có chỗ thoát nước kịp. Mưa to kéo dài có thể gây sạt lở đất, lũ quét để lại thiệt hại đến người và tài sản.
Vỡ đê điều
” Tức nước vỡ bờ” là câu nói diễn tả thực nhất khi lượng mưa lớn có thể tạo áp lực vào thành gây sụp đổ, vỡ đê. Hiện tượng này sẽ gây nguy hiểm trực tiếp đến người dân sống gần, xung quanh đê điều.
Bão và triều cường
Bão và triều cường tạo nên lượng nước lũ rất lớn, kèm theo hiện tượng sạt lở khiến cho đất dâng lên làm tràn mực nước biển. Đây là lí do mà người vùng biển hay trồng rừng phía ngoài đê, để hạn chế được hiện tượng triều cường diễn ra gây thiệt hại lớn.
Do con người tác động
Con người vì lợi ích mà chặt phá rừng một cách bừa bãi,có thể thấy những đồi bị xói mòn. Đó là nguyên nhân dẫn đến sạt lở đất, hay ngập lụt nhanh chóng và dòng chảy mạnh. Và tình trạng ô nhiễm môi trường cũng không kém. Nó gây nên tác động lớn đến Trái Đất là biến đổi khí hậu
Biến đổi khí hậu
Những nhu cầu của con người được nâng cao, khí hậu thay đổi cũng gây ảnh hưởng nguy cơ gây lũ lụt lớn. Họ chặt cây để cắt đi lá phổi quang hợp với môi trường. Mức độ CO2 trong không khí tăng cao dẫn đến biến đổi khí hậu, gây ra các hiện tượng nghiêm trọng hơn của lũ lụt.
Khí nhà kính
Khí nhà kính bao gồm các khí được thải ra từ các nhà máy nhiên liệu hóa thạch, công nghiệp. Gây ô nhiễm và suy giảm mức độ bảo vệ của tầng ozon thay vào đó là khí nhà kính tác động xấu đến thiên nhiên và thời tiết, gây ra hiện tượng lũ lụt nghiêm trọng.
Hậu quả gây ra do lũ lụt là gì?
Đe doạ tính mạng con người
Lũ lụt đã cướp đi sinh mạng của rất nhiều con người. Tại Việt Nam năm 2020, mưa lũ quét sạt lở trên diện rộng xảy ra tại khu vực miền Trung đã làm thiệt mạng 249 người. Có thể thấy được mức độ nghiêm trọng của thiên tai này thường xuyên xảy ra mỗi năm.
Thiệt hại tài sản nặng nề
Lũ lụt đi qua sẽ để lại những thiệt hại về nhà cửa, động , thực vật. Ngoài ra cũng gây khan hiếm các thực phẩm trồng trọt nông nghiệp.
Ô nhiễm môi trường
Lũ lụt kéo theo hàng ngàn tấn rác thải trôi lềnh bềnh trên mặt nước, không có khả năng xử lý. Làm ô nhiễm nguồn nước, dễ mắc các bệnh đường ruột hay lây lan virus. Nguồn nước nhiễm bẩn nghiêm trọng, gây tình trạng thiếu hụt nước sinh hoạt.
Phát sinh mầm bệnh
Sinh hoạt trong môi trường ô nhiễm khi mùa lũ lụt kéo đến. Tăng mầm bệnh cho con người bởi nước, rác thải xung quanh và môi trường sống không đảm bảo.
Ảnh hưởng phát triển kinh tế, sản xuất
Lũ lụt trong thời gian dài gây trì trệ nền kinh tế của địa phương đó. Tạm ngừng các hoạt động sản xuất và du lịch
Cách ứng phó với lũ lụt hiệu quả
Trước khi xảy ra lũ, lụt
– Liên tục theo dõi thông tin tìm hiểu lũ lụt là gì, cảnh báo tình hình mưa lũ tại địa phương
– Chuẩn bị phao, bè, gia cố nhà cửa đảm bảo, lối thoát trên mái nhà
– Dự trữ nguồn nước, thực phẩm, thuốc men
– Xác định độ cao khu nhà để ước lượng mực nước dâng lên kịp thời tránh lũ an toàn
– Đặt cầu dao, điện cao hơn mực nước lũ
– Dọn thiết bị, vật dụng tại các tầng thấp, tầng hầm
– Hiểu cách ngắt điện, gas trong nhà ở
– Sơ tán các vùng sông, trũng thấp
– Lưu số điện thoại liên lạc khẩn cấp
– Có phương án đề phòng lũ vào ban đêm
Xem thêm: Tình hình thời tiết Đà Nẵng
Trong khi xảy ra lũ, lụt
– Di tản vào nơi trú ẩn an toàn
– Tránh xa khu vực ngập lụt
– Không đi bộ, bơi, chơi đùa giữa dòng nước chảy xiết
– Để phòng rắn rít vùng ngập nước
– Sử dụng đèn pin để tìm đổ thay vì nến
– Cập nhật tin tức về tình hình lũ lụt
Sau khi xảy ra lũ, lụt
– Tránh trẻ em nghịch nước bẩn tài cống rãnh
– Không sử dụng thực phẩm tiếp xúc với nước lũ, hư hỏng
– Ngắt cầu chì, điện khi trở lại vào nhà.
Trên đây là các thông tin về lũ lụt là gì, các nguyên nhân gây ra lũ, hậu quả và biện pháp phòng tránh thiệt hại do lũ gây ra.