Đắk Nông là tỉnh mới có diện tích tự nhiên 6.515,3 km2, được thành lập ngày 01 tháng 01 năm 2004 trên cơ sở tách ra từ 6 huyện phía Nam của tỉnh Đắk Lắk. Phía Bắc giáp tỉnh Đắk Lắk, phía Đông giáp tỉnh Lâm Đồng, phía Tây giáp tỉnh Mundulkiri của Campuchia và phía Nam giáp tỉnh Bình Phước. Đắk Nông là tỉnh miền núi, có độ cao khoảng 600 – 700 m, có nơi lên đến 1.970 m so với mực nước biển.
Khí hậu tỉnh Đắk Nông
Khí hậu tỉnh Đắk Nông vừa mang tính chất nhiệt đới ẩm cao nguyên, vừa chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam khô nóng. Khí hậu có hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến hết tháng 10, tập trung 90% lượng mưa cả năm. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa không đáng kể. Các đặc điểm thời tiết Đắk Nông cụ thể như sau:
Nhiệt độ trung bình năm 22-23°C, nhiệt độ cao nhất 35°C, tháng nóng nhất là tháng IV. Nhiệt độ thấp nhất là 14°C, tháng lạnh nhất là tháng 12. Có những năm nhiệt độ nắng nóng bất thường, dễ gây cháy rừng, khô hạn, thiếu nước ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và đời sống của nhân dân. Tổng số giờ nắng trong năm trung bình từ 2000 đến 2300 giờ.
Lượng mưa trung bình hàng năm 2200-2400 mm, lượng mưa cao nhất 3000 mm. Tháng mưa nhiều nhất là tháng 8, tháng 9; mưa ít nhất vào tháng 1 và tháng 2. Độ ẩm trung bình 84%. Lượng bốc hơi vào mùa khô là 14,6 – 15,7 mm/ngày, vào mùa mưa là 1,5 – 1,7 mm/ngày.
Hướng gió thịnh hành mùa mưa là Tây Nam, hướng gió thịnh hành mùa khô là Đông Bắc, tốc độ gió trung bình 2,4-5,4m/s, hầu như không có bão nên không ảnh hưởng đến cây cối. , đổ như cà phê, cao su, hồ tiêu, v.v
Đặc điểm địa hình
Địa hình tỉnh Đắk Nông đa dạng và phong phú, xen kẽ là các thung lũng, cao nguyên và núi cao. Địa hình có hướng cao dần từ đông sang tây.
Địa hình thung lũng là vùng đất trũng trải dọc theo sông Krông Nô và sông Sêrêpốk, thuộc địa bàn 2 huyện Cư Jút và Krông Nô. Địa hình tương đối bằng phẳng, độ dốc từ 0 – 30, thích hợp trồng cây lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày, chăn nuôi gia súc, gia cầm.
Địa hình cao nguyên chủ yếu thuộc Đăk Glong, thị xã Gia Nghĩa, Đăk Mil, Đăk Song, độ cao trung bình trên 800 m, độ dốc trên 150. Là vùng có chủ yếu là đất đỏ bazan, rất thích hợp cho sự phát triển của cây công nghiệp lâu năm, lâm nghiệp và chăn nuôi đại gia súc.
Địa hình đồi núi phân bố trên địa bàn huyện Đắk R’Lấp. Đây là khu vực có địa hình hiểm trở, độ dốc lớn. Phần lớn diện tích là đất đỏ bazan thích hợp trồng các loại cây công nghiệp dài ngày như cà phê, cao su, điều, hồ tiêu.