Mục lục
Bạn đã bao giờ tự hỏi tại sao “bầu trời có màu xanh” lại có màu rất đẹp trong khi không gian nhuốm màu đen đáng sợ? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Web dự báo thời tiết để hiểu rõ thêm và trả lời được câu hỏi trên nhé!
Tại sao bầu trời có màu xanh?
Lý do chúng ta thường nhìn thấy bầu trời có màu xanh. Theo NASA Science Space Place, khi ánh sáng Mặt trời chiếu tới bầu khí quyển của Trái đất, nó bị tất cả hạt và khí trong không khí phân tán theo mọi hướng. Về cơ bản, ánh sáng xanh bị tán xạ nhiều hơn so với các màu khác. Đó là lý do chúng ta thường nhìn thấy bầu trời có màu xanh.
Một báo cáo của Planets for Kids cho hay, không gian có bụi và khí vũ trụ. Tuy nhiên, không có bầu khí quyển đủ mạnh để gây ra sự phân tán ánh sáng, vì vậy, nó được bao trùm bởi một màu đen kịt đáng sợ.
Top 2 cách ánh sáng được cảm nhận
Đầu tiên, Mặt trời giải phóng các màu sắc có thể dễ dàng nhìn thấy – từ màu tím với bước sóng ngắn cho đến màu đỏ sóng dài, xanh lam, xanh lục, vàng, cam – với lượng không bằng nhau. Và màu nổi bật nhất là màu xanh lam.
Thứ hai, mắt có thể nhận biết ánh sáng xanh tốt hơn so với các màu khác và chúng cảm nhận ánh sáng xanh khá tốt.
Ánh sáng từ Mặt trời truyền theo đường thẳng và các màu sắc của ánh sáng bị trộn lẫn lại với nhau. Khi trộn lẫn, tất cả các màu của ánh sáng đều có màu trắng trước mắt của chúng ta. Do đó, khi nhìn theo hướng mặt trời chúng ta thấy một ánh sáng trắng rực rỡ, còn khi nhìn ra xa, chúng ta thấy bóng tối của không gian.
Bí ẩn về hiện tượng bầu trời có màu xanh
Đến thời điểm hiện tại, hàng loạt bí ẩn về con người, vũ trụ vẫn chưa tìm được lời giải. Tuy nhiên, bằng lăng kính khoa học, con người đã lý giải được nguyên nhân khiến bầu trời có màu xanh và vũ trụ có màu đen.
Ai cũng biết bầu trời màu xanh dương nhưng ít ai biết được lý do tại sao. Về cơ bản, ánh Mặt trời chiếu sáng mặt đất là ánh sáng trắng và khi đi qua bầu khí quyển sẽ có nhiều màu khác nhau tùy theo thời tiết, độ ẩm, không khí. Tuy nhiên, màu sắc mà ta thường thấy nhất trên bầu trời là màu xanh vì chỉ có chùm sáng xanh lam có bước sóng dài nhất đi vào khí quyển, bị tán xạ mạnh bởi lớp không khí và chịu phản xạ bởi hơi nước, bụi bặm làm cho bầu trời có màu xanh lam.
Nguyên nhân tạo nên hoàng hôn có màu đỏ?
Khi chiều tà, lượng không khí dày hơn làm tán xạ được cả ánh đỏ và cam nên bầu trời thường đỏ ối vào hoàng hôn. Cụ thể, khi Mặt trời bắt đầu lặn, ánh sáng cần phải đi một đoạn đường dài hơn qua không khí trước khi đến vị trí mà bạn nhìn thấy. Lúc này, sẽ có càng nhiều ánh sáng bị phản xạ và tán xạ hơn. Cũng trong thời điểm này, màu sắc của Mặt trời bắt đầu có sự thay đổi, từ màu vàng lúc ban ngày bắt đầu chuyển dần sang cam và sau đó đến đỏ.
Bên cạnh đó, vũ trụ thì luôn tồn tại màu đen mặc dù có Mặt trời và hàng vạn vì sao chiếu sáng. Điều này do quy luật của ánh sáng. Các ngôi sao dù nhiều và sáng đến mấy cũng cách xa nhau trong vũ trụ mênh mông nên ta thấy vũ trụ có màu đen lốm đốm ánh sáng.
Quy luật ánh sáng của bầu trời
Quy luật ánh sáng này áp dụng cho cả màu sắc của các ngôi sao mà chúng ta nhìn thấy. Khi nhìn lên bầu trời đêm, ta có thể thấy các ngôi sao với nhiều màu sắc khác nhau như vàng, cam, đỏ, trắng,… nhưng không thấy ngôi sao nào có màu xanh lá cây. Lý do là vì mắt người chỉ nhìn được ánh sáng có bước sóng từ xanh lam tới đỏ và xanh lá cây có nằm trong khoảng này. Chúng ta thấy bầu trời màu xanh cũng xuất phát từ hiện tượng khoa học này.
Song những ngôi sao màu xanh lá cây lại phát ra ánh sáng có bước sóng khác nhau, mắt con người khi tiếp nhận lại trộn những màu sắc đó lại để nhìn, giống như Mặt trời phát ra rất nhiều chùm sáng màu xanh lá cây nhưng ta chỉ thấy một màu trắng lóa mà thôi. Đó là nguyên nhân vì sao trên vũ trụ có nhiều ngôi sao màu xanh lá cây nhưng chúng ta lại không nhìn thấy.
Có thể khẳng định, các hiện tượng tưởng chừng như hiển nhiên như bầu trời có màu xanh lại ẩn chứa bên trong nó nhiều bí ẩn. Ngày nay, con người vẫn đang ngày đêm nghiên cứu để cố gắng lý giải thêm thật nhiều hiện tượng xung quanh mà trước đây chưa có lời giải đáp.