Nằm ở trung tâm vùng núi và trung du Bắc Bộ Việt Nam, Yên Bái từ lâu đã là một điểm đến hấp dẫn cho những bạn trẻ yêu thích thiên nhiên hoang dã, đam mê đồi núi. Để chuyến du lịch của bạn trở nên hoàn hảo hơn, cùng dự báo thời tiết tìm hiểu về đặc điểm khí hậu Yên Bái và một số nét văn hóa của tỉnh nhé!
Vị trí địa lý
Tỉnh Yên bái có tổng diện tích là 6.528,34 km², với địa hình chủ yếu là núi non. Độ cao trung bình 700 – 1.500 mét so với mực nước biển
- Phía Tây Bắc giáp với Lào Cai và tỉnh Lai Châu
- Phía Đông và Đông Bắc giáp với Hà Giang và tỉnh Tuyên Quang
- Phía Đông Nam giáp Phú Thọ
- Phía Tây giáp với tỉnh Sơn La.
Yên Bái nằm trên trung điểm của một trong những tuyến hành lang kinh tế chính của Việt Nam là Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng, có hệ thống giao thông tương đối đa dạng. Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi để tỉnh Yên Bái tăng cường hội nhập và phát triển kinh tế thương mại với các tỉnh trong vùng, các trung tâm lớn trong cả nước và cả trong giao lưu kinh tế quốc tế, đặc biệt là với các tỉnh phía Tây Nam của Trung Quốc và các nước trong Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á.
Tài nguyên thiên nhiên
Đất đai
Tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh Yên Bái là 689.268 ha, trong đó:
- Diện tích nhóm đất nông nghiệp khoảng 617.149 ha, chiếm 89,6% diện tích tự nhiên
- Nhóm đất phi nông nghiệp khoảng 56.715 ha, chiếm 8,2% diện tích tự nhiên
- Nhóm đất chưa sử dụng là 15.404 ha, chiếm 2,2% diện tích tự nhiên.
Tỷ lệ che phủ của rừng đạt khoảng trên 62%, đứng thứ 2 trong cả nước. Cùng với đặc điểm khí hậu Yên Bái, đất đai cũng là yếu tố khiến cho việc trồng lúa nước, cây công nghiệp hàng năm và cây công nghiệp lâu năm, trồng rừng phòng hộ và trồng rừng kinh tế phát triển. Các loại đất để canh tác điển hình của Yên Bái là đất phù sa, đất xám, đất đỏ, đất mùn alit,…
Sông ngòi
Lào Cai có nhiều con sông lớn và nhỏ chảy qua, trong đó sông Hồng và sông Chảy là hai con sông chính. Ngoài ra, tỉnh còn có khoảng 24.700 ha ao hồ, đập chứa nước, chủ yếu tập trung ở những huyện Yên Bình, Lục Yên, Trấn Yên. Các đầm lớn tập trung ở thành phố Yên Bái, xã Minh Quân thuộc huyện Trấn Yên.
Bên cạnh đó, Yên Bái còn có nguồn nước ngầm đáng kể. Nguồn nước ngầm và nước khoáng của tỉnh Lào Cai phân bố ở độ sâu 20 – 200m dưới lòng đất. Nước khoáng nóng phân bố chủ yếu ở vùng phía Tây thuộc huyện Văn Chấn, Trạm Tấu và thị xã Nghĩa Lộ với nhiệt độ khoảng 40°C, hàm lượng khoáng hoá khoảng 1-5g/l.
Tuy nhiên, nguồn nước ngầm phân bố không đều, mực nước ngầm thay đổi có nơi chỉ vài mét là có, có nơi thì mấy chục mét mới có nguồn nước ngầm. Hàng năm nguồn nước này có thể được khai thác và cung cấp nước sinh hoạt cho nhân dân hàng chục nghìn m3.
Rừng
Với vùng đất núi non đa dạng cùng với nhiều nét đặc trưng trong khí hậu, Yên Bái có hệ thống thực vật rất phong phú. Vùng đất này cũng là nơi sống của nhiều lâm sản, dược liệu quý. Hiện nay, diện tích đất lâm nghiệp của Lào cai là khoảng 522.959 ha, trong đó diện tích có rừng là khoảng 433.550,7 ha, tỷ lệ che phủ rừng toàn tỉnh đạt đến 63%.
Đặc điểm khí hậu Yên Bái
Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, Yên Bái có nhiệt độ trung bình là 18 – 20°C (cao nhất là 39°C, thấp nhất khoảng 2°C), có gió mùa Đông Bắc và gió mùa Đông Nam. Thời tiết Yên Bái có mưa nhiều nhưng phân bố không đồng đều và lượng mưa trung bình khoảng 1.800 – 2.000mm/năm.
Yên Bái có 2 mùa rõ rệt
- Mùa lạnh: Từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, nhiệt độ trung bình ổn định dưới 20°C, đặc biệt có nơi xuống 0°C. Đôi lúc có hiện tượng sương muối, băng tuyết hoặc bị hạn hán tại đây.
- Mùa nóng: Từ tháng 4 đến tháng 10 là thời kỳ nóng ẩm, nhiệt độ trung bình trên 25°C, tháng nóng nhất khoảng 38°C. Mùa nóng là mùa xảy ra mưa nhiều, lượng mưa trung bình từ 1.500 – 2.200mm/năm. Mưa nhiều thường kèm theo hiện tượng gió xoáy, mưa lũ gây ra lũ quét ngập lụt.
Sự phân bố ngày mưa, lượng mưa sẽ phục thuộc vào địa hình của Yên Bái. Lượng mưa sẽ giảm dần theo hướng từ Đông sang Tây. Theo thung lũng sông Hồng thì lượng mưa giảm dần theo hướng Đông Nam lên Tây Bắc. Ngược lại, trong vùng thung lũng sông Chảy thì lại giảm dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam.
Yên Bái có lượng mưa hàng năm lớn nên độ ẩm tương đối cao. Nhờ những đặc điểm khí hậu Yên Bái như vậy nên thảm thực vật tại đây xanh tốt quanh năm, thể hiện rất rõ tính chất gió mùa.
Văn hóa xã hội
Dân cư
Với hơn 700.000 dân cư, Yên Bái là một tỉnh có dân số đông đúc. Các dân tộc thiểu số như Thái, H’Mông, Dao, Nùng, Mường là những dân tộc có mặt tại Yên Bái từ rất lâu đời và đã tạo nên nhiều giá trị văn hóa đặc sắc.
Lễ hội truyền thống
Yên Bái cũng là vùng đất có nhiều giá trị văn hóa đặc sắc. Những nét văn hóa này phản ánh qua các trang phục truyền thống, tài liệu văn học, âm nhạc và vũ đạo. Các lễ hội truyền thống được tổ chức hàng năm để kỷ niệm các sự kiện lịch sử, tôn vinh các vị thần và cầu mong may mắn cho mùa màng.
Lễ hội đình làng Dọc (Hạ Điền)
Được tổ chức vào mùng 3, 4 tháng Giêng âm lịch. Lễ hội đình làng Dọc (Hạ Điền) là một dịp hoạt động nhân dân huyện Trấn Yên, Yên Bái cầu cho mạ xanh lúa tốt, cuộc sống an lành, no ấm. Lễ hội được tổ chức vào mùa xuân nổi bật với những giá trị văn hóa truyền thống và mang đậm nét tâm linh.
Đây cũng là một dịp thắt chặt tình làng nghĩa xóm, và tưởng nhớ đến tổ tiên ông cha
Lễ hội “Bung Lổ” của người Dao Họ
Là lễ hội cầu mưa truyền thống của người Dao Họ, Lễ hội “Bung Lổ” được tổ chức khoảng từ ngày 5 – 15 tháng 5 Âm lịch. Ở đây, người dân cầu trời đất, Ngọc Hoàng, Thiên Lôi và các đấng thần linh, tổ tiên, ông bà để được phù hộ cho một năm mới mưa thuận, gió hòa, làm ăn thuận lợi, mùa màng bội thu, thóc lợn đầy nhà, gà lợn đầy sân.
Lễ hội Xên Mường của đồng bào Thái Mường Lò
Đây là lễ hội được tổ chức với mục đích thể hiện lòng biết ơn, tưởng nhớ đến các vị thần linh đã khai sáng ra mường (cách gọi tên vùng đất nơi người Thái đang sinh sống)
Trên đây là tất cả những nét tổng quan về thiên nhiên, văn hóa cũng như đặc điểm khí hậu Yên Bái. Hy vọng thông qua bài viết này, dự báo thời tiết đã giúp bạn bổ sung được những kiến thức thú vị của tỉnh Yên Bái.
Xem thêm: Du lịch bụi là gì? Kinh nghiệm cho một chuyến du lịch bụi an toàn