Ngoài hiện tượng thiên văn “Nguyệt thực” thì trái đất còn có nhiều hiện tượng tự nhiên vô cùng hấp dẫn và kỳ thú trong số đó phải kể đến “Nhật thực là gì?” hay “Khi có nhật thực thì điều gì xảy ra”. Bạn đã hiểu rõ chúng là gì chưa? Nhật thực diễn ra khi nào? Hãy cùng dự báo thời tiết tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!
Nhật thực là gì? Khi có nhật thực thì điều gì xảy ra?
Có thể nói, Nhật thực là hiện tượng xảy ra khi mặt Trăng đi qua giữa mặt Trời và Trái Đất được nằm trên cùng một đường thẳng và quan sát từ Trái Đất. Lúc đó, mặt Trăng che khuất một phần hay hoàn toàn mặt Trời. Điều này chỉ đúng tại thời điểm trăng non khi nhìn từ Trái Đất, lúc mặt Trời bị mặt Trăng che khuất và bóng của mặt Trời phủ lên Trái Đất.
Khi có nhật thực thì như thế nào?
Khi có nhật thực thì mặt Trăng không được ở vị trí quá cao hay quá thấp, phải vừa đủ để thẳng hàng và che khuất được Trái Đất. Vậy nhật thực diễn ra trong bao lâu? Nhật thực toàn phần thường kéo dài một vài phút ở một nơi bất kỳ vì bóng tối của mặt trăng di chuyển rất nhanh khoảng 1700km/h. Thời gian quan sát nhật thực sẽ không quá 7 phút 31s và thường ngắn hơn 5 phút.
Trong mỗi một thiên niên kỷ, sẽ có ít hơn 10 lần nhật thực kéo dài quá 7 phút. Theo nghiên cứu, lần nhật thực toàn phần gần đây nhất là vào ngày 30 tháng 6 năm 1973 với 7 phút 3s.
Phân loại nhật thực
Nhật thực là gì? Nhật thực được chia làm bao nhiêu loại? Dựa vào những vùng bóng của mặt Trăng trên bề mặt Trái Đất, mà người ta chia nhật thực ra thành 4 loại. Bài viết dưới đây cung cấp cho bạn đầy đủ kiến thức về hiện tượng nhật thực, cùng theo dõi nhé.
Nhật thực một phần
Hiện tượng này chỉ xảy ra khi mặt Trăng chỉ che khuất một phần mặt Trời và tạo nên vùng bóng nửa tối ở phía trên bề mặt Trái Đất. Với nhật thực một phần hay hình khuyên, đĩa mặt Trời chỉ bị che khuất một phần.
Nhật thực toàn phần
Đây là thời gian diễn ra khi mặt Trăng quay quanh cận điểm của quỹ đạo, che khuất hoàn toàn mặt Trời, khi đấy các vùng bóng nửa tối và bóng tối sẽ hình thành trên bề mặt Trái Đất. Trong lúc nhật thực toàn phần, mặt Trời bị che khuất hoàn toàn. Để có thể dễ dàng quan sát được nhật thực toàn phần, người xem phải đứng trên đường di chuyển đến vùng bóng tối của mặt Trăng. Ngoài ra, những người xem đứng ở vùng bóng nửa tối thì chỉ quan sát được hiện tượng nhật thực một phần.
Nhật thực hình khuyên
Hiện tượng thiên văn thú vị này sẽ xảy ra khi đĩa của mặt Trăng che khuất trung tâm của mặt Trời, lúc này chỉ có các phần rìa bên ngoài của mặt Trời bị lộ ra. Khi quan sát, chúng ta sẽ thấy vùng rìa ngoài của mặt Trời có hình như một chiếc nhẫn. Chỉ khi mặt Trăng ở quanh điểm quỹ đạo thì mới có thể xuất hiện hiện tượng nhật thực hình khuyên.
Nhật thực lai
Theo nghiên cứu của các nhà thiên văn học, hiện tượng này thường hiếm khi xảy ra. Nhật thực lai chỉ xảy ra khi hiện tượng nhật thực hình khuyên chuyển thành nhật thực toàn phần.
Chu kỳ của nhật thực
Hiện tượng “nhật thực là gì” thường xảy ra theo chu kỳ. Một trong những chu kỳ được nghiên cứu nhiều nhất là chu kỳ Saros, kéo dài trong vòng 6585.3 ngày tương đương khoảng 18 năm, 11 ngày, 8 giờ và có sự kết hợp của 3 chu kỳ
Chu kỳ mặt Trăng (tháng âm lịch) là thời điểm giữa 2 pha trăng non
Tháng giao điểm thăng là khoảng thời gian giữa 2 lần mặt Trời đi qua nút mặt Trăng, thường sẽ kéo dài khoảng 27 ngày, 5 giờ, 5 phút, 35.8s.
Tháng dị thường là lúc 2 lần mặt Trăng đi qua điểm cực cận, hay còn gọi là điểm gần nhất với Trái Đất.
Một năm có bao nhiêu lần xảy ra nhật thực?
Nhật thực là gì? Trong vòng mỗi một năm có ít nhất 2 lần nhật thực và có tối đa là 5 lần nhật thực. Tuy nhiên, trong một năm rất hiếm khi xảy ra 5 lần nhật thực. Theo sự nghiên cứu và tính toán từ NASA, trong 5000 năm qua chỉ có 25 năm có 5 lần nhật thực, lần cuối cùng là vào năm 1935 và được dự đoán tiếp theo là năm 2206, khi có 2 nhật thực toàn phần xảy ra vào tháng mười hai.
Thực tế thú vị về nhật thực
Tính bình quân, một nguyệt thực toàn phần có thể được quan sát ở bất kỳ vị trí nào sau mỗi 2.5 năm. Trong khi đó phải mất tận 375 năm để có thể nhìn thấy được một nhật thực toàn phần xảy ra tại cùng một vị trí cụ thể trên Trái Đất.
Sự khác nhau giữa nhật thực và nguyệt thực
Nhật thực | Nguyệt thực | |
Thời điểm diễn ra |
Ban ngày, khi quan sát cần phải mang kính | Ban đêm, mắt thường có thể quan sát được |
Vị trí tương đối |
Mặt Trăng ở giữa khoảng cách từ mặt Trời đến Trái Đất | Trái Đất ở giữa khoảng cách từ mặt trời đến mặt Trăng |
Địa điểm quan sát |
Tại một vài nơi trong bóng tối hoặc bóng nửa tối trên Trái Đất | Ở bất kỳ nơi nào ở nửa tối của Trái Đất cũng có thể quan sát được |
Tần suất |
Trong một năm có ít nhất 2 lần và tối đa là 5 lần nhật thực | Chỉ xảy ra khoảng 1-2 lần trong năm, cứ 5 năm sẽ có một năm không xảy ra nguyệt thực. |
Trên đây là những thông tin về nhật thực là gì, phân loại nhật thực và những vấn đề liên quan đến nhật thực. Cảm ơn các bạn đã xem bài viết trên kenhthoitiet.edu.vn.